Nghề nuôi yến mang lại lợi ích gì và tác hại gì?

Đông y coi yến sào là vị thuốc và thực phẩm quý báu có tác dụng bổ phổi, bổ huyết, thanh nhiệt, tăng sức đề kháng của cơ thể, đẹp da, chống lão hoá, tăng tuổi thọ, yến sào còn có nhiều họat chất kích thích miễn dịch, có thể sử dụng chống các bệnh virus như cúm gà. Vì thế giá của yến sào rất đắt ( 1.000 – 3.000 USD/kg). Tuy nhiên, nuôi chim yến cũng mang lại một số tác hại không mong muốn.

Nuôi chim yến mang lại những lợi ích gì?

– Là công việc nhàn mang lại thu nhập cao.
– Bảo tồn, phát triển một loài chim quý
– Phương pháp khống chế sâu bệnh không ô nhiễm môi trường
– Giúp nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, bảo vệ thiên nhiên

Là công việc nhàn mang lại thu nhập cao.

Với những ai chưa biết về nghề nuôi yến, đặc biệt là hàng xóm của chúng ta, họ thường cảm thấy phiền phức về tiếng ồn và mùi phân chim.

Tuy nhiên, với những ai yêu thích thì mỗi ngôi nhà yến là một mỏ vàng. Vâng, mỗi ký tổ yến có giá trị bằng một lượng vàng, nhưng không phải vàng khai thác từ lòng đất một cách khó nhọc, mà là vàng từ một loài chim hoang dã – loài yến tổ trắng.

Mỗi kg tổ yến thô hiện tại có giá khoảng 32 – 35 triệu tùy vào chất lượng. Thử tưởng tượng rằng bạn có một ngôi nhà yến mà mỗi 3 tháng bạn thu hoạch một lần, mỗi lần thu hoạch bạn có 1000 tổ, tương đương 10 kg. Vậy thu nhập mỗi tháng của bạn khoảng hơn 100 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, sau mỗi 3 tháng, sản lượng tổ tăng từ 5 đến 10%. Nếu sản lượng hiện tại là 1000 tổ / 3 tháng thì sau 5 năm là bao nhiêu. Với số liệu như trên, tôi tin, với khả năng tính toán của mình, các bạn có thể tự tính được con số đó.

Nhưng bạn có biết rằng những người nuôi yến thường không làm gì cả ngoài việc định kỳ mỗi tháng một lần đến để kiểm tra lại hệ thống âm thanh và các máy tạo độ ẩm.

Bảo tồn, phát triển một loài chim quý

Chim yến còn là loài chim quý hiếm có tên trong sách đỏ và nguy cơ diệt chủng cao nên nghiên cứu bảo tồn và phát triển các quần thể chim yến quý là rất cần thiết.

Phương pháp khống chế sâu bệnh không ô nhiễm môi trường

Hàng ngày chim yến bay vào đất liền kiếm ăn vào sáng sớm và chiều tối trở về. Nhiều con bay đi rất xa, có khi cách tổ trên 200km. Mỗi ngày bay bình quân khoảng 300 km và chỉ ăn những loài côn trùng.

Phân tích thức ăn trong dạ dầy chim yến, kết quả thấy chủ yếu là côn trùng họ Cánh màng Hymenoptera (kiến cánh), hai cánh Diptera (ruồi, muỗi), cánh giống Homoptera (rầy nâu – Nilaparvata lugens), tác nhân làm bùng phát đại dịch vàng lùn và lùn xoắn trên lúa hiện nay, rầy xanh đuôi đen (Nephottetis virescens và Nephotettis nigropictus) một thời làm mưa làm gió trên các vùng trồng lúa của nước ta, môi giới truyền các bệnh tungro, vàng lụi… cánh cứng nhỏ Coleoptera, mối Isoptera và nhện nhỏ…Chim non trong dạ dày có khi chứa tới 50 % thức ăn là bọ rầy nâu và rầy xanh đuôi đen. Mùa mưa tỷ lệ mồi có khi đạt tới 100 %.

Chim yến ăn côn trùng bay trong không khí nên là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều loài côn trùng có hại cho cây trồng, sức khỏe con người và gia súc như muỗi truyền bệnh, rầy nâu, rầy xanh đuôi đen …gây dịch hại nguy hiểm cho lúa

Một số tác hại không mong muốn khi nuôi chim yến

Vấn đề dịch bệnh

H5N1: Hiện nay không có dấu hiệu nào chứng tỏ chim yến bị nhiễm H5N1 tại tất cả các nước có nuôi chim yến ở Đông Nam Á. Nhưng về nguyên tắc, có thể tương tác giữa bệnh của người và chim: Do đó không nên khuyến khích nuôi chim yến ở chung với người. Các dự án nuôi chim yến quy mô công nghiệp tập trung cần tuân theo các quy chế vệ sinh phòng dịch của các trại chăn nuôi công nghiệp

Ô nhiễm tiếng ốn do máy phát tiếng chim:

Khắc phục bằng cách nuôi xa khu dân cư, mở âm lượng vừa đủ, và chỉ phát vào những thời điểm có hiệu quả nhất, dùng loại loa vọng âm xoắn.

Ô nhiễm phân chim

Chim bài tiết phân trong nhà thì xử lý như sử lý phân gia cầm. Chim thải phân ra môi trường khi bay cần khắc phục bằng cách không nuôi mật độ cao gần các khu dân cư, khu du lịch, di tích kiến trúc.Bằng công nghệ sát khuẩn các virut có thể gây nhiễm trong nhà nuôi chim,chiếc máy là kết quả của quá trình nghiên cứu và hiện nay đang được công chúng nuôi chim yến tin dùng. Chỉ cần chiếc điện thoại trên tay với 3G – gia chủ có thể tầm soát được lượng bầy đàn và cả quy trình hoạt động của độ ẩm trong nhà nuôi chim yến. Không những thế,gia chủ cũng có thể kiểm tra và bảo trì hệ thống âm thanh -máy móc kịp thời

Mỹ quan đô thị

Chú ý xây dựng, sửa chữa nhà ở thành nhà nuôi chim yến đảm bảo các yêu cầu về mỹ quan kiến trúc đô thị.

 An toàn hàng không

Chưa có bằng chứng về nguy cơ an toàn hàng không khi va đập giữa máy bay và chim yến. Nhưng khuyến cáo các khu công nghiệp nuôi chim yến nên có khoảng cách nhất định tới các sân bay.

Phong điện

Các nghiên cứu thấy rằng, trang trại điện gió có thể gây tổn hại cho các loài chim và loài dơi bằng 3 cách: xáo trộn, mất môi trường sống hoặc gây ra các thiệt hại (cả trực tiếp và gián tiếp), và các vụ va chạm.Trong tương lai ven biển và hải đảo sẽ phát triển mạnh điện gió, do đó ngay từ bây giờ phải nghiên cứu tổng thể về quy hoạch, về các biện pháp kỹ thuật bảo vệ chim yến trước nguy cơ này.

Leave Comments

0946 999 829
0946999829